Latest topics
Bạn đã từng đòi tăng lương bằng “thư nghỉ việc”?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bạn đã từng đòi tăng lương bằng “thư nghỉ việc”?
Sau quá trình làm việc lâu dài tại một công ty, khá nhiều người đã nhận ra rằng thật khó để đạt được mức lương cao nếu vẫn cứ tiếp tục gắn bó với môi trường hiện tại. Dù đã nỗ lực hết mình mang lại những kết quả cụ thể nhưng tỉ lệ tăng lương hàng năm cứ ì ạch với tốc độ cực kỳ gây ức chế. Thêm vào đó, “truyền thuyết” về việc thu nhập thường được tăng gấp đôi gấp ba khi chuyển sang công ty mới càng khiến nhiều người tin rằng đây là thượng sách để “nâng giá bản thân” một cách nhanh chóng nhất. Vậy sự thật là thế nào, hãy cùng nhau tìm hiểu một chút bạn nhé!
Lương có tăng sau khi bạn thông báo nghỉ việc không?
Sự thật là có, nhiều người đã chia sẻ rằng họ đã đạt được mục đích khi dùng chiêu “nghỉ việc” để ép sếp phải tăng lương. Tìm hiểu kỹ hơn nữa CareerBuilder.vn có thể khái quát một vài điểm mấu chốt giúp bạn thành công với yêu cầu tăng lương bằng cách xin nghỉ việc.
Điều kiện CẦN: Bạn thử kiểm tra xem bản thân mình có giống với chân dung được “săn đón” bên dưới đây hay không nhé!
Là một nhân viên giỏi, chăm chỉ với quá trình làm việc và kết quả được công nhận, công ty và đồng nghiệp rất nể trọng và yêu mến.
Đã đóng góp rất nhiều thành tích cho công ty và là nhân tố hứa hẹn còn mang đến nhiều tiềm năng giúp công ty phát triển xa hơn nữa trong tương lai.\
Có chuyên môn nghề nghiệp cao, sở hữu trong tay những kỹ năng đặc biệt và đang đảm nhiệm vị trí mà công ty khó tìm người thay thế.
Điều kiện ĐỦ: Bên cạnh đó, yếu tố phù hợp cũng là vấn đề quyết định sự thành bại.
Ngân sách: Mức lương bạn mong muốn thực sự nằm trong khả năng cho phép và đáp ứng của công ty.
Lý lẽ: Bạn có đủ lý lẽ xác đáng và viện dẫn cụ thể để chứng minh cho yêu cầu của mình một cách hợp lý.
Thời điểm: Bạn đã đề cập đến mong muốn này trước đây, đã trình bày nguyện vọng và thương thảo về lương nhiều lần trước đó nhưng chưa được duyệt. Nghĩa là bạn đã làm hết sức và hết khả năng, đây chính là thời điểm nên ra quyết định.
Thực tế cho thấy chúng ta có thể được tăng lương khi “doạ nghỉ việc”, nhưng đây thực sự có đúng là “kế hay” không lại là vấn đề hoàn toàn khác.
Lợi ích chỉ tồn tại trong những lời kể của người khác và hi vọng của bạn
Theo kinh nghiệm của nhiều người đi trước, cả nhân viên lẫn nhà quản lý nhân sự, xin nghỉ việc chỉ nhằm vào mục đích được tăng lương là hành động “lợi bất cập hại”:
Tác động tiêu cực đầu tiên phải kể đến chính là cảm giác đổ vỡ và sứt mẻ tình cảm. Bạn nghĩ gì về điều này khi quyết định dùng “sự ra đi” để gây áp lực lên công ty nhằm giành lấy quyền lợi tốt hơn. Sau tất cả, dù bạn thành công hay thất bại với mục tiêu tăng lương, đôi bên sẽ còn lại cảm giác khá gượng gạo và ngờ vực khi đối diện với nhau. Chắc chắn là niềm tin của mọi người về sự gắn bó của bạn đối với tổ chức sẽ giảm sút rất nhiều. Điều này thậm chí đúng với cả cá nhân bạn nữa, từ đây về sau bất cứ khi nào bạn nghĩ đến việc ra đi, mọi chuyện đã có vẻ dễ dàng hơn!
Kế đến là khả năng bị nghi kị, dò xét và dòm ngó. Bởi vì bạn từng gây một áp lực lớn lên nhà quản lý nên sau đó bạn sẽ được đưa vào “danh sách đen”. Với công việc hiện tại, bạn sẽ được giám sát chặt chẽ từng li từng tí và công ty sẽ đòi hỏi bạn làm việc “quần quật” cho xứng đáng với mức lương mới mà họ bỏ ra. Bên cạnh đó, dù công ty rất ưa thích và muốn phát triển bạn nhưng đôi khi bạn sẽ mất đi cơ hội phát triển lên một vị trí chủ chốt hoặc quan trọng trong công ty. Bởi từ chuyện đó về sau, sếp luôn mang tâm lý ngờ vực, không biết lúc nào bạn lại doạ ra đi nên sẽ rất đắn đo khi cất nhắc cho bạn. Và không ít trường hợp, sếp sẽ chọn một người khác ít tiềm ẩn rủi ro hơn bạn.
Thứ ba, nếu bạn giỏi và được công ty trọng dụng thì tất nhiên họ sẽ không bao giờ muốn để mất. Nhà tuyển dụng luôn thừa hiểu rằng khi không thoả mãn yêu cầu thì có khả năng nhân viên sẽ ra đi. Vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ xem có cần thiết phải “dằn mặt” sếp và phòng nhân sự bằng cách này hay không? Và nếu họ tự biết điều đó rồi thì bạn làm như vậy có tác dụng nhiều hay không?
Thứ tư là cái nhìn tiêu cực về hành động bạn đã làm. Chỉ trừ khi bạn thực sự muốn được nghỉ việc mà vô tình lại được “níu kéo” bằng cách tăng lương, tất cả những trường hợp còn lại dù bạn tự gọi đó là phương pháp hay hướng đi cuối cùng thì nó vẫn sẽ được mọi người nhìn nhận với cụm từ “chiêu trò”. Đạt được thành công hay nhận lấy thất bại, sử dụng “chiêu trò” thì phải sẵn sàng tâm lý đón nhận những hệ luỵ kéo theo sau nó. Ví dụ như lời xầm xì từ đồng nghiệp hay suy nghĩ thiếu thiện cảm từ phòng nhân sự vì họ cho rằng bạn cư xử kém văn minh, ánh mắt thất vọng ngờ vực từ sếp sau một cuộc chiến cân não…
Tất nhiên là không phải mọi tình huống xảy ra đều đáng sợ đến như 4 điều bất lợi mà chúng ta vừa nêu. Không hẳn sếp công ty nào cũng sẽ “thù dai” và thích trừng phạt. Có không ít nhân viên vẫn giữ được mối quan hệ rất tốt với công ty sau khi từng xin nghỉ việc. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần nhớ, tác động tâm lý là có thật mà đôi khi chúng ta không điều khiển được, nó chỉ đến như là kết quả tất yếu.
Muốn được nâng lương, nhận về thu nhập tương xứng với khả năng đóng góp của bản thân là yêu cầu hết sức chính đáng. Tuy nhiên, hãy làm những việc chính đáng để cải thiện mức lương hiện có. Luôn có cơ hội để người lao động đề nghị tăng lương, chỉ cần bạn biết kiên nhẫn, thực hiện đúng cách và không phạm phải những sai lầm. Lời khuyên dành cho bạn là dù có tài giỏi và tự tin đến đâu, cũng hãy nhớ rằng xin nghỉ việc chỉ nên là bước cuối cùng khi bản thân thật sự cảm thấy hết gắn bó, môi trường hiện tại không còn phù hợp với mình bao gồm việc chi trả lương thưởng không hợp lý so với thị trường. Bạn đừng quên tìm hiểu kỹ càng thông tin về lương bằng những công cụ hoặc thước đo uy tín trên thị trường, nhằm chắc chắn lý do nghỉ việc của mình là chính đáng. Đồng thời, chuẩn bị phương án dự phòng với một công việc khác là cách tốt nhất để tránh tình trạng gián đoạn sự nghiệp nếu chẳng may công ty chấp thuận đơn nghỉ việc.
Rời bỏ một nơi từng gắn bó không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nếu buộc phải thế thì hãy luôn tỉnh táo suy xét! Cần cân nhắc thấu đáo hết mọi điều lợi và hại của hành động này bởi vì nó có thể để lại những ấn tượng xấu khó quên, là “vết sẹo” rất không đáng có trong sự nghiệp lâu dài của chính bạn.
Sau khi xem qua bài viết này có ai còn muốn “gửi thư nghỉ việc để tạo áp lực tăng lương” nữa hay không? Hãy chia sẻ nhận định riêng và góp thêm các kinh nghiệm thực tế của cá nhân bạn với CareerBuilder.vn nhé!
Lương có tăng sau khi bạn thông báo nghỉ việc không?
Sự thật là có, nhiều người đã chia sẻ rằng họ đã đạt được mục đích khi dùng chiêu “nghỉ việc” để ép sếp phải tăng lương. Tìm hiểu kỹ hơn nữa CareerBuilder.vn có thể khái quát một vài điểm mấu chốt giúp bạn thành công với yêu cầu tăng lương bằng cách xin nghỉ việc.
Điều kiện CẦN: Bạn thử kiểm tra xem bản thân mình có giống với chân dung được “săn đón” bên dưới đây hay không nhé!
Là một nhân viên giỏi, chăm chỉ với quá trình làm việc và kết quả được công nhận, công ty và đồng nghiệp rất nể trọng và yêu mến.
Đã đóng góp rất nhiều thành tích cho công ty và là nhân tố hứa hẹn còn mang đến nhiều tiềm năng giúp công ty phát triển xa hơn nữa trong tương lai.\
Có chuyên môn nghề nghiệp cao, sở hữu trong tay những kỹ năng đặc biệt và đang đảm nhiệm vị trí mà công ty khó tìm người thay thế.
Điều kiện ĐỦ: Bên cạnh đó, yếu tố phù hợp cũng là vấn đề quyết định sự thành bại.
Ngân sách: Mức lương bạn mong muốn thực sự nằm trong khả năng cho phép và đáp ứng của công ty.
Lý lẽ: Bạn có đủ lý lẽ xác đáng và viện dẫn cụ thể để chứng minh cho yêu cầu của mình một cách hợp lý.
Thời điểm: Bạn đã đề cập đến mong muốn này trước đây, đã trình bày nguyện vọng và thương thảo về lương nhiều lần trước đó nhưng chưa được duyệt. Nghĩa là bạn đã làm hết sức và hết khả năng, đây chính là thời điểm nên ra quyết định.
Thực tế cho thấy chúng ta có thể được tăng lương khi “doạ nghỉ việc”, nhưng đây thực sự có đúng là “kế hay” không lại là vấn đề hoàn toàn khác.
Lợi ích chỉ tồn tại trong những lời kể của người khác và hi vọng của bạn
Theo kinh nghiệm của nhiều người đi trước, cả nhân viên lẫn nhà quản lý nhân sự, xin nghỉ việc chỉ nhằm vào mục đích được tăng lương là hành động “lợi bất cập hại”:
Tác động tiêu cực đầu tiên phải kể đến chính là cảm giác đổ vỡ và sứt mẻ tình cảm. Bạn nghĩ gì về điều này khi quyết định dùng “sự ra đi” để gây áp lực lên công ty nhằm giành lấy quyền lợi tốt hơn. Sau tất cả, dù bạn thành công hay thất bại với mục tiêu tăng lương, đôi bên sẽ còn lại cảm giác khá gượng gạo và ngờ vực khi đối diện với nhau. Chắc chắn là niềm tin của mọi người về sự gắn bó của bạn đối với tổ chức sẽ giảm sút rất nhiều. Điều này thậm chí đúng với cả cá nhân bạn nữa, từ đây về sau bất cứ khi nào bạn nghĩ đến việc ra đi, mọi chuyện đã có vẻ dễ dàng hơn!
Kế đến là khả năng bị nghi kị, dò xét và dòm ngó. Bởi vì bạn từng gây một áp lực lớn lên nhà quản lý nên sau đó bạn sẽ được đưa vào “danh sách đen”. Với công việc hiện tại, bạn sẽ được giám sát chặt chẽ từng li từng tí và công ty sẽ đòi hỏi bạn làm việc “quần quật” cho xứng đáng với mức lương mới mà họ bỏ ra. Bên cạnh đó, dù công ty rất ưa thích và muốn phát triển bạn nhưng đôi khi bạn sẽ mất đi cơ hội phát triển lên một vị trí chủ chốt hoặc quan trọng trong công ty. Bởi từ chuyện đó về sau, sếp luôn mang tâm lý ngờ vực, không biết lúc nào bạn lại doạ ra đi nên sẽ rất đắn đo khi cất nhắc cho bạn. Và không ít trường hợp, sếp sẽ chọn một người khác ít tiềm ẩn rủi ro hơn bạn.
Thứ ba, nếu bạn giỏi và được công ty trọng dụng thì tất nhiên họ sẽ không bao giờ muốn để mất. Nhà tuyển dụng luôn thừa hiểu rằng khi không thoả mãn yêu cầu thì có khả năng nhân viên sẽ ra đi. Vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ xem có cần thiết phải “dằn mặt” sếp và phòng nhân sự bằng cách này hay không? Và nếu họ tự biết điều đó rồi thì bạn làm như vậy có tác dụng nhiều hay không?
Thứ tư là cái nhìn tiêu cực về hành động bạn đã làm. Chỉ trừ khi bạn thực sự muốn được nghỉ việc mà vô tình lại được “níu kéo” bằng cách tăng lương, tất cả những trường hợp còn lại dù bạn tự gọi đó là phương pháp hay hướng đi cuối cùng thì nó vẫn sẽ được mọi người nhìn nhận với cụm từ “chiêu trò”. Đạt được thành công hay nhận lấy thất bại, sử dụng “chiêu trò” thì phải sẵn sàng tâm lý đón nhận những hệ luỵ kéo theo sau nó. Ví dụ như lời xầm xì từ đồng nghiệp hay suy nghĩ thiếu thiện cảm từ phòng nhân sự vì họ cho rằng bạn cư xử kém văn minh, ánh mắt thất vọng ngờ vực từ sếp sau một cuộc chiến cân não…
Tất nhiên là không phải mọi tình huống xảy ra đều đáng sợ đến như 4 điều bất lợi mà chúng ta vừa nêu. Không hẳn sếp công ty nào cũng sẽ “thù dai” và thích trừng phạt. Có không ít nhân viên vẫn giữ được mối quan hệ rất tốt với công ty sau khi từng xin nghỉ việc. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần nhớ, tác động tâm lý là có thật mà đôi khi chúng ta không điều khiển được, nó chỉ đến như là kết quả tất yếu.
Muốn được nâng lương, nhận về thu nhập tương xứng với khả năng đóng góp của bản thân là yêu cầu hết sức chính đáng. Tuy nhiên, hãy làm những việc chính đáng để cải thiện mức lương hiện có. Luôn có cơ hội để người lao động đề nghị tăng lương, chỉ cần bạn biết kiên nhẫn, thực hiện đúng cách và không phạm phải những sai lầm. Lời khuyên dành cho bạn là dù có tài giỏi và tự tin đến đâu, cũng hãy nhớ rằng xin nghỉ việc chỉ nên là bước cuối cùng khi bản thân thật sự cảm thấy hết gắn bó, môi trường hiện tại không còn phù hợp với mình bao gồm việc chi trả lương thưởng không hợp lý so với thị trường. Bạn đừng quên tìm hiểu kỹ càng thông tin về lương bằng những công cụ hoặc thước đo uy tín trên thị trường, nhằm chắc chắn lý do nghỉ việc của mình là chính đáng. Đồng thời, chuẩn bị phương án dự phòng với một công việc khác là cách tốt nhất để tránh tình trạng gián đoạn sự nghiệp nếu chẳng may công ty chấp thuận đơn nghỉ việc.
Rời bỏ một nơi từng gắn bó không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nếu buộc phải thế thì hãy luôn tỉnh táo suy xét! Cần cân nhắc thấu đáo hết mọi điều lợi và hại của hành động này bởi vì nó có thể để lại những ấn tượng xấu khó quên, là “vết sẹo” rất không đáng có trong sự nghiệp lâu dài của chính bạn.
Sau khi xem qua bài viết này có ai còn muốn “gửi thư nghỉ việc để tạo áp lực tăng lương” nữa hay không? Hãy chia sẻ nhận định riêng và góp thêm các kinh nghiệm thực tế của cá nhân bạn với CareerBuilder.vn nhé!
nguyen6495- Posts : 517
Join date : 31/07/2018
Similar topics
» Có nên xin nghỉ sau 2 tuần làm việc đầu tiên?
» Những quyền lợi bạn chưa từng nghĩ đến khi đàm phán lương
» CareerBuilder Vietnam - Những quyền lợi bạn chưa từng nghĩ đến khi đàm phán lương
» Nên phản ứng sao khi nhân viên nghỉ việc
» Chuyển việc dù lương không tăng, khi nào nên?
» Những quyền lợi bạn chưa từng nghĩ đến khi đàm phán lương
» CareerBuilder Vietnam - Những quyền lợi bạn chưa từng nghĩ đến khi đàm phán lương
» Nên phản ứng sao khi nhân viên nghỉ việc
» Chuyển việc dù lương không tăng, khi nào nên?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Yesterday at 2:12 pm by Hoaileholo
» Tuyển dụng nhân viên vẽ áo thun đồng phục bằng AI của Áo thun Tees
Yesterday at 9:30 am by aothuntees
» Đánh giá game đánh bài đổi thưởng rút tiền mặt cược Poker Hold'em online
Fri Nov 22, 2024 9:49 pm by kendy3999
» Chia sẻ những kinh nghiệm chơi game đánh bài đổi thưởng rút tiền mặt cược Dragon Tiger Rồng Hổ online ?
Fri Nov 22, 2024 9:49 pm by kendy3999
» Đánh Giá Ưu Điểm Lợi Thế Game Bài Online Đổi Thưởng Dễ Chơi Và Lôi Cuốn Thế Nào ?
Fri Nov 22, 2024 9:48 pm by kendy3999
» Muốn Thắng Lớn Game Bài Online Cần Phải Hiểu Rõ Các Tính Chất Vấn Đề
Fri Nov 22, 2024 9:48 pm by kendy3999
» Bí quyết chơi game bài online không bị thua lúc nào cũng thắng hoặc hòa.
Fri Nov 22, 2024 9:47 pm by kendy3999
» Nhà đất đang thế chấp có được sang tên Sổ đỏ?
Fri Nov 22, 2024 4:58 pm by Xoanvpccnh165
» Cửa nhựa vân gỗ giá thành tốt nhất chất lượng đẳng cấp
Fri Nov 22, 2024 4:55 pm by Hugo25