Latest topics
BOWTIE
Bowtie Việt Nam
Bảo hiểm sức khỏe là điểm tựa tài chính cho bạn nếu chẳng may xảy ra bệnh tật, tai nạn. Cùng tìm hiểu các thông tin về bảo hiểm sức khỏe để bảo vệ bản thân và gia đình tốt hơn nhé.
Bảo hiểm Nhà nước gồm các loại như bảo hiểm y tế, chế độ thai sản, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... Hãy nắm rõ chính sách của các loại bảo hiểm này để nhận được nhiều quyền lợi hơn.
Làm việc với sếp trẻ hơn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Làm việc với sếp trẻ hơn
Sếp bạn là người năng động, giỏi giang và chưa đầy... 30 tuổi. Làm việc với sếp trẻ hơn đôi khi không dễ dàng.
1. Cho sếp trẻ một cơ hội
Tìm hiểu về sếp trước khi đưa ra bất kỳ lời nhận định nào về việc anh ấy/cô ấy không đủ phẩm chất lãnh đạo. Bạn không nên quá khắt khe. Ai mà biết được? Bạn rất có thể học hỏi được một số điều hữu ích từ họ.

2. Cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận với sếp trẻ
Khi mâu thuẫn nảy sinh, cố gắng giải quyết nó trước khi bạn phải rơi vào tình trạng "bằng mặt không bằng lòng". Một cuộc nói chuyện chân tình và thẳng thắn sẽ giúp xóa tan mọi bất đồng ngấm ngầm.
Điều quan trọng là cả bạn và sếp đều cùng hướng tới một mục tiêu chung.
3. Hãy là một nhân viên chứ không phải "phụ huynh" của sếp
Không có lý do gì coi sếp trẻ hơn bạn là người bạn cần đưa ra những lời dạy bảo, "lên lớp". Hãy kiềm chế mong muốn làm "phụ huynh" của sếp.
Khi được hỏi về vấn đề gì, bạn chỉ nên đưa ra những lời khuyên mang tính chất công việc và không kèm theo bất kỳ bình luận nào.
Đưa ra các gợi ý ngắn gọn và tránh nói những câu như "Ồ, đó là dựa vào kinh nghiệm của tôi..." bởi nó có thể làm sếp cảm thấy mình không tương xứng.
Những lời khuyên liên quan tới vấn đề cá nhân, ngay cả khi được hỏi, bạn cũng nên tránh không đưa ra câu trả lời.
4. Kiểm soát sự thiếu tự tin của bạn
Sếp trẻ luôn có thừa sự tự tin; vì vậy, nếu bạn không thấy chắc chắn về một kỹ năng nào, hãy đề nghị được đào tạo thêm.
Mặt khác, nếu bạn tình cờ nắm được kỹ năng chuyên môn trong một lĩnh vực mới phát triển của công ty, hãy mạnh dạn trình bày với sếp.
5. Tôn trọng những khác biệt giao tiếp
Hiểu rằng phong cách giao tiếp của sếp trẻ hơn bạn và thích nghi với phong cách ấy.
Bạn có thể thích liên hệ khách hàng bằng điện thoại nhưng sếp trẻ lại chỉ dùng email. Cố gắng tạo cho mình thói quen sử dụng thư điện tử trong các giao dịch để chứng tỏ bạn luôn cố gắng đổi mới chính mình và thích nghi với mọi hoàn cảnh.
6. Tỏ ra cởi mở với sếp trẻ
Sếp trẻ có thể cảm thấy đôi chút "choáng ngợp" vì kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của bạn. Anh ấy/cô ấy có thể nghĩ rằng bạn đang chờ đợi họ mắc lỗi để giành lấy vị trí đó.
Nếu bạn không thực sự hứng thú với vai trò quản lý, hãy thẳng thắn nói với sếp. Điều này sẽ giúp sếp nhìn bạn như một đồng minh hơn là một kẻ thù.
Nếu bạn khao khát khẳng định mình ở những vị trí lãnh đạo, tìm kiếm sự trợ giúp của sếp. Gợi nhắc sếp về việc công ty sẽ dễ dàng chấp nhận cho một nhân viên thăng tiến nếu có ai đó trong tổ chức có thể đảm nhiệm vị trí hiện tại của họ.
Là một nhân viên bình thường, đó chính là công việc của bạn sẽ hỗ trợ cho sếp. Nếu bạn làm tốt phần việc được giao, sếp trẻ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng đang đặt từng viên gạch cho tương lai của mình.
1. Cho sếp trẻ một cơ hội
Tìm hiểu về sếp trước khi đưa ra bất kỳ lời nhận định nào về việc anh ấy/cô ấy không đủ phẩm chất lãnh đạo. Bạn không nên quá khắt khe. Ai mà biết được? Bạn rất có thể học hỏi được một số điều hữu ích từ họ.

2. Cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận với sếp trẻ
Khi mâu thuẫn nảy sinh, cố gắng giải quyết nó trước khi bạn phải rơi vào tình trạng "bằng mặt không bằng lòng". Một cuộc nói chuyện chân tình và thẳng thắn sẽ giúp xóa tan mọi bất đồng ngấm ngầm.
Điều quan trọng là cả bạn và sếp đều cùng hướng tới một mục tiêu chung.
3. Hãy là một nhân viên chứ không phải "phụ huynh" của sếp
Không có lý do gì coi sếp trẻ hơn bạn là người bạn cần đưa ra những lời dạy bảo, "lên lớp". Hãy kiềm chế mong muốn làm "phụ huynh" của sếp.
Khi được hỏi về vấn đề gì, bạn chỉ nên đưa ra những lời khuyên mang tính chất công việc và không kèm theo bất kỳ bình luận nào.
Đưa ra các gợi ý ngắn gọn và tránh nói những câu như "Ồ, đó là dựa vào kinh nghiệm của tôi..." bởi nó có thể làm sếp cảm thấy mình không tương xứng.
Những lời khuyên liên quan tới vấn đề cá nhân, ngay cả khi được hỏi, bạn cũng nên tránh không đưa ra câu trả lời.
4. Kiểm soát sự thiếu tự tin của bạn
Sếp trẻ luôn có thừa sự tự tin; vì vậy, nếu bạn không thấy chắc chắn về một kỹ năng nào, hãy đề nghị được đào tạo thêm.
Mặt khác, nếu bạn tình cờ nắm được kỹ năng chuyên môn trong một lĩnh vực mới phát triển của công ty, hãy mạnh dạn trình bày với sếp.
5. Tôn trọng những khác biệt giao tiếp
Hiểu rằng phong cách giao tiếp của sếp trẻ hơn bạn và thích nghi với phong cách ấy.
Bạn có thể thích liên hệ khách hàng bằng điện thoại nhưng sếp trẻ lại chỉ dùng email. Cố gắng tạo cho mình thói quen sử dụng thư điện tử trong các giao dịch để chứng tỏ bạn luôn cố gắng đổi mới chính mình và thích nghi với mọi hoàn cảnh.
6. Tỏ ra cởi mở với sếp trẻ
Sếp trẻ có thể cảm thấy đôi chút "choáng ngợp" vì kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của bạn. Anh ấy/cô ấy có thể nghĩ rằng bạn đang chờ đợi họ mắc lỗi để giành lấy vị trí đó.
Nếu bạn không thực sự hứng thú với vai trò quản lý, hãy thẳng thắn nói với sếp. Điều này sẽ giúp sếp nhìn bạn như một đồng minh hơn là một kẻ thù.
Nếu bạn khao khát khẳng định mình ở những vị trí lãnh đạo, tìm kiếm sự trợ giúp của sếp. Gợi nhắc sếp về việc công ty sẽ dễ dàng chấp nhận cho một nhân viên thăng tiến nếu có ai đó trong tổ chức có thể đảm nhiệm vị trí hiện tại của họ.
Là một nhân viên bình thường, đó chính là công việc của bạn sẽ hỗ trợ cho sếp. Nếu bạn làm tốt phần việc được giao, sếp trẻ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng đang đặt từng viên gạch cho tương lai của mình.
Theo CareerBuilder
nguyen6495- Posts : 481
Join date : 31/07/2018

» CareerBuilder - Quên ngay việc nói dối mức lương cũ khi đàm phán công việc mới
» Quên ngay việc nói dối mức lương cũ khi đàm phán công việc mới
» Một số địa chị tin cậy cho ai tìm việc làm nhà hàng khách sạn hoặc việc làm công nhân
» Quên ngay việc nói dối mức lương cũ khi đàm phán công việc mới
» Tránh xa việc "tám" chuyện sai lệch khi quay lại làm việc
» Quên ngay việc nói dối mức lương cũ khi đàm phán công việc mới
» Một số địa chị tin cậy cho ai tìm việc làm nhà hàng khách sạn hoặc việc làm công nhân
» Quên ngay việc nói dối mức lương cũ khi đàm phán công việc mới
» Tránh xa việc "tám" chuyện sai lệch khi quay lại làm việc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
» Réparations
» Tuyển gấp 6 Nhân viên văn phòng
» Оптимизируйте вашу практику с помощью современной медицинской техники и приборов
» Valhalla Vitality
» Blackmores Glucosamine - Bạn đồng hành cho xương khớp khỏe mạnh
» Công ty may áo phông đồng phục giá rẻ, nhanh chóng, uy tín, tiết kiệm
» Top 5 tủ điện bảo quản xì gà chuẩn vị không khô mốc Lubinski
» Giải pháp bảo quản mái hiên mái xếp để sử dụng lâu dài