Latest topics
Khi bạn muốn nghỉ việc để sang công ty đối thủ?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Khi bạn muốn nghỉ việc để sang công ty đối thủ?
Bạn vừa tìm thấy một công việc mới mà mình rất thích và thực sự đánh giá cao, nhưng đề nghị hấp dẫn đó lại đến từ chính đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty đang làm. Chắc chắn ai cũng sẽ rất phân vân và khó nghĩ khi đứng trước cơ hội mới đầy tiềm năng thế này. Dù bạn quyết định thay đổi công ty vì những lợi ích gì, hãy thực hiện quá trình chuyển việc bằng sự cân nhắc thấu đáo và ứng xử chuyên nghiệp nhất có thể. Cùng CareerViet.vn tham khảo 5 lời khuyên để bảo vệ thành quả quá khứ và thuận lợi chuyển sang “bến đỗ” mới nhé!
1. Đọc lại thật kỹ hợp đồng lao động
Điều đầu tiên cần làm là kiểm tra kỹ hợp đồng lao động đang thực hiện. Bạn phải nắm cụ thể và rõ ràng từng điều khoản cam kết và thoả thuận ràng buộc mình với công ty hiện tại.
Trong khá nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ và nghiên cứu, nhà tuyển dụng thường sẽ yêu cầu nhân viên mới ký cam kết không làm việc cho công ty đối thủ hoặc tự thành lập doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh và hoạt động cạnh tranh trực tiếp với công ty. Thời hạn buộc giữ cam kết này có thể là 6 tháng, 1 năm, 3 năm, thậm chí là 5 năm tuỳ đặc thù và tính chất. Việc phá vỡ cam kết này không chỉ gây sứt mẻ mối quan hệ mà còn đi kèm với những rắc rối về mặt pháp luật làm tiêu tốn thời gian, sa sút tinh thần và thiệt hại tài chính.
Tốt nhất không nên để mình rơi vào tình huống này, nếu ngày đầu bước vào công ty bạn đã chấp nhận điều kiện chống cạnh tranh và các thoả thuận bảo mật. Lý thuyết là phải suy xét về mọi điều khoản hợp đồng từ trước lúc dự phỏng vấn , thay vì đợi đến khi ra quyết định nghỉ việc.
Nếu cơ hội mới quá hấp dẫn đến nỗi bạn không thể bỏ lỡ, gói chi lương và các quyền lợi có thể bù đắp cho khoản phạt vi phạm cam kết, hoặc bạn đủ khả năng tài chính để chấp nhận bồi thường thiệt hại cho công ty cũ thì bạn có thể tiếp tục. Tuy nhiên, vấn đề đạo đức và thái độ ứng xử vẫn rất nên lưu tâm.
2. Ký thư mời nhận việc mới
Đến khi nào bạn còn chưa nắm được một đề nghị chính thức bằng “giấy trắng mực đen” từ công ty mới, hãy đặt ý tưởng thông báo nghỉ việc sang một bên. Những lời giao kết hay thoả thuận miệng, những đề nghị dạng như “sắp tới công ty sẽ cùng bạn làm abc/xyz…”, “bạn sẽ được …” nghe qua là một sự thúc đẩy mang khí thế tuyệt vời, nhưng cơ bản là vô nghĩa vì chưa đủ sức ràng buộc. Đừng tự khiến bản thân vô tình thất nghiệp khi “trông có vẻ ai cũng cần tôi nhưng cuối cùng không ai nhận tôi”.
Về nguyên tắc, bạn phải nắm trong tay thư mời nhận việc có ký tên, đóng dấu với cụ thể thông tin về chức danh, trách nhiệm, mức lương và các quyền lợi đã thoả thuận để tự tin bước tiếp sang trang mới của sự nghiệp.
3. Gửi thư từ chức chính thức
Trong thời đại internet phát triển với tốc độ tên lửa, chúng ta có rất nhiều cách để truyền thông tin, nhưng bạn đừng bao giờ để mình bị cám dỗ bởi ý tưởng gửi tin nhắn nghỉ việc. Tin nhắn gửi qua điện thoại, ứng dụng chat hay hệ thống nhắn tin nội bộ của công ty đều không thích hợp. Gửi tin nhắn để nghỉ việc là hành động rất tuỳ tiện, cực kỳ kém chuyên nghiệp và thiếu tôn trọng đối phương. Bạn đã đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng ra sao trong những ngày đầu thuyết phục công ty tuyển dụng mình, hãy dành sự chỉnh chu đó với họ cho đến hết những ngày cuối cùng còn hợp tác với nhau.
Email là phương tiện khả dĩ có thể chấp nhận, nhưng lựa chọn tốt nhất vẫn là hãy viết thư nghỉ việc với đầy đủ thông tin về nguyện vọng và thời gian ra đi của bạn. Đừng quên cảm ơn và để lại lời chúc tốt đẹp cho sự phát triển, lớn mạnh của tổ chức. Đánh máy một lá thư thật chu đáo, in ra, ký tên rồi hãy mang đến gặp người giám sát trực tiếp của bạn.
4. Nói chuyện riêng với sếp trực tiếp
Sau khi đã viết thư, hãy sắp xếp một cuộc họp riêng với sếp để trao đổi về nguyện vọng ra đi. Giám sát trực tiếp phải là người đầu tiên được biết về quyết định nghỉ việc của bạn. Cần chân thành và thiện chí khi chia sẻ về những dự định tương lai và kỳ vọng cá nhân để nhận được sự thông cảm, hỗ trợ từ sếp, dù cho họ sẽ vui hay buồn về quyết định này của bạn.
Bạn không buộc phải nói tên công ty mới, nhưng nên biết rằng bí mật này không che giấu được lâu. Vì vậy, sai lầm nên tránh tuyệt đối là nói dối. Cần đặc biệt khéo léo và linh hoạt trong tình huống bạn muốn chuyển sang công ty đối thủ. Lường trước sự tức giận, bất bình và trách móc của sếp khi bạn nói rằng sẽ gia nhập đội ngũ của đối thủ cạnh tranh. Phải đủ nhạy cảm để đối diện với tâm lý bị bỏ rơi, bị phản bội của sếp, đặc biệt nếu họ là bạn thân, là người giới thiệu bạn vào công ty, hoặc là một cố vấn đã dìu dắt bạn suốt thời gian dài.
Mỗi quản lý sẽ có cách phản ứng khác nhau, đó có thể là sự tức giận dẫn đến bùng nổ chỉ trích; hoặc sự thất vọng đến mức lạnh nhạt không nói chuyện, hoặc tốt hơn là thông cảm và chúc mừng. Bất kể đó là gì, sau khi đã dành thời gian tiếp nhận phản ứng thực sự của sếp, bạn hãy thẳng thắn chia sẻ ngắn gọn về tình huống và tiềm năng sự nghiệp, lý do đằng sau quyết định thay đổi công ty. Có thể sếp không hoàn toàn đồng ý với bạn, nhưng CareerViet.vn tin rằng sau tất cả họ sẽ tôn trọng quyết định của bạn và chấp nhận sự thật.
Cuộc trò chuyện với người giám sát trực tiếp này còn đặc biệt quan trọng trong trường hợp bạn có khả năng phá vỡ cam kết hoặc vi phạm điều khoản hợp đồng hiện hành. Nếu bạn trình bày thuyết phục khiến công ty thông cảm, hoặc chí ít không quá lo ngại về những nguy cơ hay thiệt hại xảy ra cho doanh nghiệp, thì những tranh chấp, kiện tụng hoặc bồi thường về sau có phát sinh cũng dễ chịu và nhẹ nhàng hơn.
5. Chuẩn bị để rời đi
Mỗi công ty sẽ có chính sách khác nhau đối với nhân viên nghỉ việc. Trong một số trường hợp đặc biệt chẳng hạn như khi nhân viên sẽ chuyển sang làm với đối thủ cạnh tranh thì quá trình giám sát bàn giao lại trở nên nhạy cảm và nghiêm ngặt hơn. Đôi khi căng thẳng có thể sẽ gia tăng nếu sếp vẫn chưa thể chấp nhận quyết định ra đi của bạn, hoặc ban giám đốc công ty đang nghĩ đến việc đưa bạn ra toà vì vi phạm các điều khoản cam kết.
Hãy chuẩn bị tâm lý rằng bạn có thể phải rời đi ngay sau cuộc họp xin nghỉ việc. Nếu thông tin, tài liệu và các đầu mối liên hệ công việc là cần thiết và quan trọng với bạn, cần chắc chắn rằng bạn đã sao chép và lưu trữ chúng trước khi gửi thông báo từ chức. Thực tế, không ít nhân viên đã bị yêu cầu ngay lập tức ra khỏi công ty, mọi đồ đạc cá nhân có người lấy giúp và không được phép bước chân trở lại bàn làm việc lần nào nữa.
Rất hiển nhiên, các mối quan hệ và dữ liệu là thành quả và nỗ lực xây dựng của cá nhân qua thời gian, nên việc bạn muốn nắm giữ nó là điều dễ hiểu. Nhưng nói một cách công bằng, công ty hiện tại của bạn có đủ lý do và cơ sở hợp lý để lo lắng về việc nhân viên sẽ lấy hết các thành quả khi nghỉ việc, nguy hiểm hơn nữa là xoá bỏ mọi tập tin, dữ liệu từng xây dựng cho công ty, và tệ nhất là cố gắng lôi kéo đối tác hoặc khách hàng theo họ sang công ty đối thủ. Vì thế, hành động ứng xử chuyên nghiệp, văn minh và “biết trước biết sau” là cực kỳ quan trọng trong giai đoạn này. Bạn cần “ra tay trước” để góp nhặt cho mình hành trang cần thiết, nhưng hãy tỉnh táo và tử tế với công ty đã từng trao cơ hội và gắn bó với mình suốt thời gian dài. Dù cho tương lai phát triển thế nào, ai cũng cần bảo vệ tính chính trực và sự chuyên nghiệp trong hình ảnh cá nhân. Chắc chắn, bạn cũng không ngoại lệ, hãy giữ lại một mối quan hệ công việc với tất cả sự tôn trọng, ngay cả khi đôi bên đang sắp bước vào vị thế đối đầu.
Nếu được phép ở lại thêm một khoảng thời gian (theo luật định hoặc thoả thuận) để thực hiện công tác bàn giao, hãy hoàn thành thật tốt kế hoạch ra đi bao gồm việc kết thúc các dự án dở dang, hướng dẫn, hỗ trợ và “dọn đường”cho người thay thế, thông báo với các bên liên quan, nhiệt tình hoàn thành cuộc phỏng vấn thôi việc (exit interview) nếu được yêu cầu. Tất cả những việc này sẽ được công ty ghi nhận, giúp bạn lưu lại ấn tượng tốt đẹp, và hơn hết là có thể nhận đầy đủ số tiền lương cuối cùng một cách dễ dàng, thuận lợi.
Vào một số thời điểm nào đó trong sự nghiệp, bạn có thể sẽ quyết định rằng mình cần có sự thay đổi để tiến lên phía trước trong lĩnh vực đang theo đuổi. Đôi khi điều này đồng nghĩa với việc buộc phải chuyển sang công ty đối thủ của công ty mình đang làm việc. Có thể bởi vì môi trường mới sẽ mang lại cho bạn thu nhập cao hơn, sự phát triển chuyên môn, đảm bảo an toàn nghề nghiệp hay thành công trong sự nghiệp. Bất kể lý do chuyển đi là gì, bạn phải thực hiện quyết định này với tất cả sự khéo léo, chân thành và tôn trọng để bảo vệ tính chuyên nghiệp và danh tiếng của cá nhân nhé!
CareerViet chúc bạn luôn gặp nhiều thuận lợi và thành công trong những bước ngoặt sự nghiệp cá nhân!
CareerViet
1. Đọc lại thật kỹ hợp đồng lao động
Điều đầu tiên cần làm là kiểm tra kỹ hợp đồng lao động đang thực hiện. Bạn phải nắm cụ thể và rõ ràng từng điều khoản cam kết và thoả thuận ràng buộc mình với công ty hiện tại.
Trong khá nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ và nghiên cứu, nhà tuyển dụng thường sẽ yêu cầu nhân viên mới ký cam kết không làm việc cho công ty đối thủ hoặc tự thành lập doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh và hoạt động cạnh tranh trực tiếp với công ty. Thời hạn buộc giữ cam kết này có thể là 6 tháng, 1 năm, 3 năm, thậm chí là 5 năm tuỳ đặc thù và tính chất. Việc phá vỡ cam kết này không chỉ gây sứt mẻ mối quan hệ mà còn đi kèm với những rắc rối về mặt pháp luật làm tiêu tốn thời gian, sa sút tinh thần và thiệt hại tài chính.
Tốt nhất không nên để mình rơi vào tình huống này, nếu ngày đầu bước vào công ty bạn đã chấp nhận điều kiện chống cạnh tranh và các thoả thuận bảo mật. Lý thuyết là phải suy xét về mọi điều khoản hợp đồng từ trước lúc dự phỏng vấn , thay vì đợi đến khi ra quyết định nghỉ việc.
Nếu cơ hội mới quá hấp dẫn đến nỗi bạn không thể bỏ lỡ, gói chi lương và các quyền lợi có thể bù đắp cho khoản phạt vi phạm cam kết, hoặc bạn đủ khả năng tài chính để chấp nhận bồi thường thiệt hại cho công ty cũ thì bạn có thể tiếp tục. Tuy nhiên, vấn đề đạo đức và thái độ ứng xử vẫn rất nên lưu tâm.
2. Ký thư mời nhận việc mới
Đến khi nào bạn còn chưa nắm được một đề nghị chính thức bằng “giấy trắng mực đen” từ công ty mới, hãy đặt ý tưởng thông báo nghỉ việc sang một bên. Những lời giao kết hay thoả thuận miệng, những đề nghị dạng như “sắp tới công ty sẽ cùng bạn làm abc/xyz…”, “bạn sẽ được …” nghe qua là một sự thúc đẩy mang khí thế tuyệt vời, nhưng cơ bản là vô nghĩa vì chưa đủ sức ràng buộc. Đừng tự khiến bản thân vô tình thất nghiệp khi “trông có vẻ ai cũng cần tôi nhưng cuối cùng không ai nhận tôi”.
Về nguyên tắc, bạn phải nắm trong tay thư mời nhận việc có ký tên, đóng dấu với cụ thể thông tin về chức danh, trách nhiệm, mức lương và các quyền lợi đã thoả thuận để tự tin bước tiếp sang trang mới của sự nghiệp.
3. Gửi thư từ chức chính thức
Trong thời đại internet phát triển với tốc độ tên lửa, chúng ta có rất nhiều cách để truyền thông tin, nhưng bạn đừng bao giờ để mình bị cám dỗ bởi ý tưởng gửi tin nhắn nghỉ việc. Tin nhắn gửi qua điện thoại, ứng dụng chat hay hệ thống nhắn tin nội bộ của công ty đều không thích hợp. Gửi tin nhắn để nghỉ việc là hành động rất tuỳ tiện, cực kỳ kém chuyên nghiệp và thiếu tôn trọng đối phương. Bạn đã đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng ra sao trong những ngày đầu thuyết phục công ty tuyển dụng mình, hãy dành sự chỉnh chu đó với họ cho đến hết những ngày cuối cùng còn hợp tác với nhau.
Email là phương tiện khả dĩ có thể chấp nhận, nhưng lựa chọn tốt nhất vẫn là hãy viết thư nghỉ việc với đầy đủ thông tin về nguyện vọng và thời gian ra đi của bạn. Đừng quên cảm ơn và để lại lời chúc tốt đẹp cho sự phát triển, lớn mạnh của tổ chức. Đánh máy một lá thư thật chu đáo, in ra, ký tên rồi hãy mang đến gặp người giám sát trực tiếp của bạn.
4. Nói chuyện riêng với sếp trực tiếp
Sau khi đã viết thư, hãy sắp xếp một cuộc họp riêng với sếp để trao đổi về nguyện vọng ra đi. Giám sát trực tiếp phải là người đầu tiên được biết về quyết định nghỉ việc của bạn. Cần chân thành và thiện chí khi chia sẻ về những dự định tương lai và kỳ vọng cá nhân để nhận được sự thông cảm, hỗ trợ từ sếp, dù cho họ sẽ vui hay buồn về quyết định này của bạn.
Bạn không buộc phải nói tên công ty mới, nhưng nên biết rằng bí mật này không che giấu được lâu. Vì vậy, sai lầm nên tránh tuyệt đối là nói dối. Cần đặc biệt khéo léo và linh hoạt trong tình huống bạn muốn chuyển sang công ty đối thủ. Lường trước sự tức giận, bất bình và trách móc của sếp khi bạn nói rằng sẽ gia nhập đội ngũ của đối thủ cạnh tranh. Phải đủ nhạy cảm để đối diện với tâm lý bị bỏ rơi, bị phản bội của sếp, đặc biệt nếu họ là bạn thân, là người giới thiệu bạn vào công ty, hoặc là một cố vấn đã dìu dắt bạn suốt thời gian dài.
Mỗi quản lý sẽ có cách phản ứng khác nhau, đó có thể là sự tức giận dẫn đến bùng nổ chỉ trích; hoặc sự thất vọng đến mức lạnh nhạt không nói chuyện, hoặc tốt hơn là thông cảm và chúc mừng. Bất kể đó là gì, sau khi đã dành thời gian tiếp nhận phản ứng thực sự của sếp, bạn hãy thẳng thắn chia sẻ ngắn gọn về tình huống và tiềm năng sự nghiệp, lý do đằng sau quyết định thay đổi công ty. Có thể sếp không hoàn toàn đồng ý với bạn, nhưng CareerViet.vn tin rằng sau tất cả họ sẽ tôn trọng quyết định của bạn và chấp nhận sự thật.
Cuộc trò chuyện với người giám sát trực tiếp này còn đặc biệt quan trọng trong trường hợp bạn có khả năng phá vỡ cam kết hoặc vi phạm điều khoản hợp đồng hiện hành. Nếu bạn trình bày thuyết phục khiến công ty thông cảm, hoặc chí ít không quá lo ngại về những nguy cơ hay thiệt hại xảy ra cho doanh nghiệp, thì những tranh chấp, kiện tụng hoặc bồi thường về sau có phát sinh cũng dễ chịu và nhẹ nhàng hơn.
5. Chuẩn bị để rời đi
Mỗi công ty sẽ có chính sách khác nhau đối với nhân viên nghỉ việc. Trong một số trường hợp đặc biệt chẳng hạn như khi nhân viên sẽ chuyển sang làm với đối thủ cạnh tranh thì quá trình giám sát bàn giao lại trở nên nhạy cảm và nghiêm ngặt hơn. Đôi khi căng thẳng có thể sẽ gia tăng nếu sếp vẫn chưa thể chấp nhận quyết định ra đi của bạn, hoặc ban giám đốc công ty đang nghĩ đến việc đưa bạn ra toà vì vi phạm các điều khoản cam kết.
Hãy chuẩn bị tâm lý rằng bạn có thể phải rời đi ngay sau cuộc họp xin nghỉ việc. Nếu thông tin, tài liệu và các đầu mối liên hệ công việc là cần thiết và quan trọng với bạn, cần chắc chắn rằng bạn đã sao chép và lưu trữ chúng trước khi gửi thông báo từ chức. Thực tế, không ít nhân viên đã bị yêu cầu ngay lập tức ra khỏi công ty, mọi đồ đạc cá nhân có người lấy giúp và không được phép bước chân trở lại bàn làm việc lần nào nữa.
Rất hiển nhiên, các mối quan hệ và dữ liệu là thành quả và nỗ lực xây dựng của cá nhân qua thời gian, nên việc bạn muốn nắm giữ nó là điều dễ hiểu. Nhưng nói một cách công bằng, công ty hiện tại của bạn có đủ lý do và cơ sở hợp lý để lo lắng về việc nhân viên sẽ lấy hết các thành quả khi nghỉ việc, nguy hiểm hơn nữa là xoá bỏ mọi tập tin, dữ liệu từng xây dựng cho công ty, và tệ nhất là cố gắng lôi kéo đối tác hoặc khách hàng theo họ sang công ty đối thủ. Vì thế, hành động ứng xử chuyên nghiệp, văn minh và “biết trước biết sau” là cực kỳ quan trọng trong giai đoạn này. Bạn cần “ra tay trước” để góp nhặt cho mình hành trang cần thiết, nhưng hãy tỉnh táo và tử tế với công ty đã từng trao cơ hội và gắn bó với mình suốt thời gian dài. Dù cho tương lai phát triển thế nào, ai cũng cần bảo vệ tính chính trực và sự chuyên nghiệp trong hình ảnh cá nhân. Chắc chắn, bạn cũng không ngoại lệ, hãy giữ lại một mối quan hệ công việc với tất cả sự tôn trọng, ngay cả khi đôi bên đang sắp bước vào vị thế đối đầu.
Nếu được phép ở lại thêm một khoảng thời gian (theo luật định hoặc thoả thuận) để thực hiện công tác bàn giao, hãy hoàn thành thật tốt kế hoạch ra đi bao gồm việc kết thúc các dự án dở dang, hướng dẫn, hỗ trợ và “dọn đường”cho người thay thế, thông báo với các bên liên quan, nhiệt tình hoàn thành cuộc phỏng vấn thôi việc (exit interview) nếu được yêu cầu. Tất cả những việc này sẽ được công ty ghi nhận, giúp bạn lưu lại ấn tượng tốt đẹp, và hơn hết là có thể nhận đầy đủ số tiền lương cuối cùng một cách dễ dàng, thuận lợi.
Vào một số thời điểm nào đó trong sự nghiệp, bạn có thể sẽ quyết định rằng mình cần có sự thay đổi để tiến lên phía trước trong lĩnh vực đang theo đuổi. Đôi khi điều này đồng nghĩa với việc buộc phải chuyển sang công ty đối thủ của công ty mình đang làm việc. Có thể bởi vì môi trường mới sẽ mang lại cho bạn thu nhập cao hơn, sự phát triển chuyên môn, đảm bảo an toàn nghề nghiệp hay thành công trong sự nghiệp. Bất kể lý do chuyển đi là gì, bạn phải thực hiện quyết định này với tất cả sự khéo léo, chân thành và tôn trọng để bảo vệ tính chuyên nghiệp và danh tiếng của cá nhân nhé!
CareerViet chúc bạn luôn gặp nhiều thuận lợi và thành công trong những bước ngoặt sự nghiệp cá nhân!
CareerViet
nguyen6495- Posts : 517
Join date : 31/07/2018
Similar topics
» Tôi muốn nghỉ việc ngay tuần đầu tiên!
» Nếu bạn vẫn muốn làm việc từ xa sau đại dịch
» Nếu bạn vẫn muốn làm việc từ xa sau đại dịch
» Có nên xin nghỉ sau 2 tuần làm việc đầu tiên?
» Dấu hiệu "đã đến lúc phải nghỉ việc"
» Nếu bạn vẫn muốn làm việc từ xa sau đại dịch
» Nếu bạn vẫn muốn làm việc từ xa sau đại dịch
» Có nên xin nghỉ sau 2 tuần làm việc đầu tiên?
» Dấu hiệu "đã đến lúc phải nghỉ việc"
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Yesterday at 3:19 pm by Xoanvpccnh165
» Điểm ưu thế của nồi chiên không dầu BlueStone 6.5 lít AFB-5885
Yesterday at 2:34 pm by Hoaileholo
» Địa chỉ bán set phụ kiện xì gà Cohiba HB 422 chính hãng
Yesterday at 9:39 am by batluadocdao04
» Shop Phụ Kiện Xì Gà Vip bán set phụ kiện cigar Cohiba T14A giá rẻ
Yesterday at 9:29 am by batluadocdao04
» Cửa hàng phụ kiện hút xì gà chuyên bán các set phụ kiện chính hãng
Yesterday at 9:22 am by batluadocdao04
» Nơi bán phụ kiện xì gà uy tín chính hãng tại Hà Nội
Yesterday at 9:13 am by batluadocdao04
» Set phụ kiện xì gà Jifeng JF 502 bảo hành 6 tháng, freeship
Yesterday at 8:35 am by batluadocdao04
» Chọn gạch ốp lát cho nhà chật hẹp
Tue Nov 26, 2024 3:42 pm by Boncauviglacera
» Mua nồi chiên không dầu BlueStone AFB-5885 chính hãng
Tue Nov 26, 2024 3:01 pm by Hoaileholo